Can Than Khi Chua Tac Tia Sua Bang Thuoc Tay

Cẩn thận khi chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây

Cẩn thận khi chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây

Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây mặc dù cho cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại không được sử dụng phổ biến do thuốc có thể qua sữa mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vì vậy trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào, người mẹ cần cân nhắc và tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: https://shopbadiem.com/cach-chua-tac-tia-sua-don-gian-ma-hieu-qua/

Thuốc Tây nào được sử dụng để chữa tắc tia sữa?

Nội dung chính trong bài

  1. Tắc tia sữa: Khi nào cần uống thuốc Tây?
  2. Thuốc Tây nào được sử dụng để chữa tắc tia sữa?
    1. Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây khi chưa đến giai đoạn áp xe
    2. Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây khi đã bị áp xe vú

Tắc tia sữa: Khi nào cần uống thuốc Tây?

Việc sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc Tây để chữa tắc tia sữa trong thời gian cho con bú là vấn đề cần cân nhắc hết sức vì thuốc có thể qua sữa mẹ, gây hại cho em bé. Đặc biệt với những trường hợp người mẹ mắc bệnh gan hoặc thận, nồng độ thuốc đi qua sữa mẹ sẽ rất cao vì tất cả các loại thuốc khi vào cơ thể đều được chuyển hóa và thải trừ qua gan thận.

Theo ghi nhận của các nhà khoa học, sử dụng thuốc Tây trong thời gian cho con bú có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn như:

– Thuốc ngủ, dẫn xuất benzodiazepin gây ức chế thần kinh trung ương.

– Thuốc tetracyclin làm vàng răng, hỏng răng và khiến trẻ chậm lớn.

– Thuốc penicilin, ampicilin, amoxicilin, cephalosporin có thể làm trẻ đi ngoài hoặc dị ứng.

Do đó trong phần lớn các trường hợp, chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây đều là giải pháp cuối cùng khi người mẹ đã sử dụng mọi cách từ hút sữa, xoa bóp đến chườm nóng mà không hiệu quả.

Cần cân nhắc hết sức khi sử dụng thuốc Tây chữa tắc tia sữa

Can Than Khi Chua Tac Tia Sua Bang Thuoc Tay
Can than khi chua tac tia sua bang thuoc tay

Thuốc Tây nào được sử dụng để chữa tắc tia sữa?

Thuốc giảm đau và hạ sốt là hai loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến khi bị tắc tia sữa. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi tình hình đã chuyển nặng. Tuy nhiên dù cho dùng loại thuốc nào thì người mẹ cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây khi chưa đến giai đoạn áp xe

Trong những ngày đầu tiên bị tắc tia sữa, người mẹ rất khó tránh khỏi cảm giác đau tức ngực và tình trạng sốt cao kéo dài. Khi đó, người mẹ có thể sử dụng cách chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây thông qua hai loại thuốc chính là thuốc Ibuprofen và Paracetamol.

– Thuốc Ibuprofen: Là thuốc kháng viêm không steroid, hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa cơ thể sản xuất các chất tự nhiên gây viêm. Trong cách chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây, bác sĩ sử dụng Ibuprofen để giảm đau và hạ sốt nhẹ. Một số trường hợp cảm cúm, cảm lạnh cũng có thể dùng Ibuprofen.

Thuốc Ibuprofen được cho là có thể được dùng trong thời gian cho con bú vì liều vào trẻ khá thấp, khoảng 0.65% đến 1%. Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài có thể gây nguy hại đến tim, thận, thính giác và xương khớp.

Phụ nữ bị tắc sữa trong thời gian mang thai không được dùng thuốc Tây Ibuprofen để chữa tắc tia sữa vì nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

ibuprofen thuong dung de chua tac tia sua
can than khi chua tac tia sua bang thuoc tay

Ibuprofen được sử dụng để chữa tắc tia sữa

– Thuốc Paracetamol: Là loại thuốc hạ sốt, giảm đau được sử dụng rất phổ biến. Paracetamol có thể được sử dụng đối với cả những bà mẹ đang mang thai. Khi chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây có chứa Paracetamol, cần nhờ một người khác trông em bé vì người mẹ có thể chìm vào giấc ngủ bất cứ khi nào mà không hề hay biết.

Mặc dù được cho là khá an toàn nhưng nếu lạm dụng Paracetamol trong thời gian dài, người mẹ cần phải lưu ý đến nguy cơ tổn thương gan, viêm dạ dày hoặc suy gan.

Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây khi đã bị áp xe vú

Khi bị tắc sữa từ một tuần trở lên mà không được điều trị, các mô bị hoại tử sẽ hình thành túi mủ trong bầu ngực, đó chính là áp xe vú. Áp xe vú thường chỉ xảy ra ở một bên chứ ít khi gặp ở cả hai bên bầu ngực.

Khi đã bị áp xe, người mẹ phải dùng kháng sinh để chống viêm nhiễm và có thể phải chích áp xe cho mủ trong bầu ngực thoát ra ngoài.

Trong trường hợp này, để chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ dùng một số loại thuốc như Rovamycine 500mg, Paracetamol, Parlodel 2,5mg, Estradiol 2mg.

– Thuốc Rovamyxin 500mg: Có chứa có chứa spiramycin, là kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Spiramycin có qua sữa mẹ nên cần thận trong hết sức khi dùng loại thuốc Tây này để chữa tắc tia sữa.

– Thuốc Paracetamol: Để giảm đau, hạ sốt trong thời gian bị áp xe vú (đã trình bày chi tiết ở phần trên).

Paracetamol giúp hạ sốt, giảm đau khi bị tắc sữa

– Thuốc Parlodel 2,5mg: là kháng sinh chứa Bromocriptin có tác dụng ức chế prolactin, làm giảm lượng sữa tiết ra trong thời gian bị tắc sữa để trì hoãn sự nặng thêm của tắc sữa. Parlodel cũng có thể được dùng để tiêu sữa khi người mẹ cai sữa cho con.

Một số phản ứng phụ không mong muốn khi dùng Parlodel mà người mẹ cần cân nhắc là buồn nôn, táo bón, chóng mặt, giảm huyết áp, song chỉ có khoảng 3% người bệnh phải dừng thuốc vì những tác dụng phụ này.

– Thuốc Estradiol 2mg: Là thuốc nội tiết tố nữ dùng để bổ sung estrogen cho cơ thể. Estrogen tăng cao sẽ làm giảm sự tiết sữa, từ đó làm giảm áp lực lên bầu ngực đang cương tức của người mẹ.

Trong thời gian chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây, người mẹ có thể phải ngừng cho con bú theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy trong những ngày bình thường, nếu con bú không hết, mẹ nên vắt hút và trữ sữa trong tủ lạnh đều đặn.

Xem thêm: https://shopbadiem.com/cach-chua-tac-tia-sua-don-gian-ma-hieu-qua/

Rate this post

About The Author

Shopping Cart
HOTLINE
0978.948.486
FB MESSENGER ZALO
Scroll to Top